Bạn có biết

Cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản – nhanh chóng

Công tắc điện 2 chiều (công tắc 3 cực): là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các mạng điện dân dụng, ứng dụng trong lắp đặt các mạch điện cầu thang, mạch điện sử dụng 2 công tắc điều khiển 1 đèn tại 2 vị trí khác nhau.
Các sản phẩm công tắc 2 chiều có thiết kế tương tự các công tắc thông thường.Tuy nhiên, chúng có 3 cực đấu dây thay vì 2 cực như các công tắc 1 chiều, do đó việc lắp đặt, đấu dây công tắc điện 2 chiều sẽ khó hơn. Vậy cách đấu công tắc điện 2 chiều như thế nào đơn giản – nhanh chóng – an toàn nhất? Bài viết dưới đây sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu về cách đấu công tắc điện 2 chiều nhé!

Công dụng của công tắc điện 2 chiều

Công tắc điện 2 chiều có tác đụng để điều khiển bật tắt đèn ở 2 nơi khác nhau: cầu thang, phòng ngủ…, chính vì thế mà công tắc điện 2 chiều được sử dụng ở rất nhiều không gian, đặc biệt là các căn hộ khác nhau. Sử dụng công tắc điện 2 chiều có nhiều tính năng nổi bật nên được rất nhiều người ưa chuộng.

cong-tac-dien-2-chieu

Cách đấu công tắc điện 2 chiều

Cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản – nhanh chóng Cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản – nhanh chóng

Việc đấu dây công tắc 2 chiều có rất nhiều cách để đi dây, nhưng trong thực tế, có 2 cách sử dụng phổ biến, được rất nhiều người lựa chọn và sử dụng đó là:
Cách thứ nhất (theo sơ đồ 2): cho chạy dây nguồn (dây nóng L) vào cực của Công tắc (K1), nối các cực Công tắc (K1) và (K2), cực còn lại của công tắc (K2) nối với bóng đèn, cực còn lại của bóng đèn nối với dây nguồn (dây nguội N). Cách này có ưu điểm là an toàn, hạn chế gây chập điện, nhưng có nhược điểm đó là tốn dây điện.
Cách thứ 2 (theo sơ đồ 1): cho chạy 2 dây, dây nóng (L) và dây nguội (N) vào các cực A1, A2 của công tắc K1 và cực B1, B2 của công tắc K2, 2 cực còn lại của công tắc K1 và K2 nối với 2 đầu của bóng đèn. Với phương pháp này, ưu điểm là dùng lượng dây điện rất ít so với cách thứ nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều người nói rằng với cách này không đảm bảo khi 2 đầu nối vào công tắc đều là dây pha nóng (L) và pha nguội (N). Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là: khi bật công tắc, giữa 2 cực xuất hiện dòng điện có sự chênh lệch điện áp. Dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ ngắn mạch (chập điện) gây cháy nổ, ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị điện.
Lưu ý khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều.
Để đảm bảo cho an toàn các thiết bị điện khi lắp đặt cũng như an toàn trong quá trình sử dụng thì khi lắp công tắc điện 2 chiều, bạn cần lưu ý những điều sau:
Lắp đặt ở vị trí thuận lợi nhất để tiện cho việc sử dụng, bật tắt công tắc điện dễ dàng nhất, giúp cho người sử dụng linh hoạt hơn trong khi sử dụng thiết bị điện, đồng thời tạo cảm giác thoải mái nhất cho mọi người dùng. Nên đặt công tắc điện 2 chiều gần ở cửa ra vào hoặc ở vị trí gần cầu thang nhất để thuận tiện cho việc sử dụng thiết bị điện (bật công tắc đèn) nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Không nên lắp đặt công tắc điện 2 chiều ở những nơi ẩm ướt như: phòng tắm, ngoài trời. Đối với những không gian đó nên chọn loại công tắc điện 2 chiều có khả năng chống nước, chống ẩm tốt nhất.
Thường xuyên kiểm tra công tắc điện 2 chiều và thay thế để khắc phục được các sự cố và kịp thời thay thế được công tắc nếu hỏng.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản, nhanh chóng nhất. Hy vọng rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp cho mọi người có cách đấu công tắc an toàn nhất. Nếu còn băn khoăn trong quá trình đấu công tắc điện 2 chiều quý khách có thể gọi điện thoại cho các nhân viên kĩ thuật của Công ty K.I.P Việt Nam qua số hotline 02433839093.